“Rùa thần” có kích thước khoảng 10 x 15 cm, nặng 0,5 kg, chân và cổ dài,
mai rùa có nhiều hoa văn trông giống chữ Hán, đặc biệt rùa rất hiền,
gần gũi với người.
Con "rùa thần" này có khích thước 10x15cm, nặng khoảng 0,5 kg và đặc
biệt nó có nhiều điểm rất khác biệt so với các con rùa khác.
Ông Tùng kể lại, chiều tối ngày 15/7/2009 Âm lịch, ông và con trai trên
đường đi bệnh viện về thì nhặt được con rùa này ở giữa đường làng, cách
cửa đền “Phúc Ấm”, một ngôi đền được dân gian cho là rất linh thiêng
thuộc xóm 1, xã Hương Long chừng 300m.
Sau khi nhặt được con rùa, con trai ông Tùng mang về nhà rửa sạch thì
thấy hình thể, màu sắc con rùa khác với rùa thường. Đặc biệt con rùa chỉ
ăn chuối mà không ăn thức ăn đã qua thờ cúng hoặc con người đã ăn rồi.
Từ ngày biết tin ông Tùng bắt được “rùa thần”, đã có rất nhiều lượt
người kéo đến để xem. Tất cả họ sau khi được tận mắt chứng kiến con rùa
đều có chung nhận định, đây là một con rùa rất khác thường.
Đã có nhiều giả thuyết xung quanh con rùa được người dân đưa ra bàn tán,
nhưng giả thuyết được nhiều người nhắc đến nhiều nhất, cho đó là con
"rùa thần". Việc người dân bàn tán chưa đi đến hồi kết càng khiến mức độ
lan truyền về con “rùa thần thánh” ngày một rộng, thu hút nhiều người,
kể cả các bậc cao niên đến xem.
Có người còn nói, sau khi biết được tin này đã có một số thương buôn tìm
đến nhà hỏi mua con rùa này với giá rất cao, nhưng gia đình ông Tùng
kiên quyết không bán.
“rùa thần” kích thước khoảng 10 x 15 cm, nặng khoảng 0,5 kg, có hình
thể, màu sắc khác thường và đặc biệt biệt nó chỉ ăn chuối và không ăn
thức ăn đã qua thờ củng hoặc con người đã ăn rồi.
Từ đó đến nay có rất nhiều lượt người kéo đến nhà ông Tùng để tận mắt
chứng kiến “rùa thần”, quay phim, chụp ảnh và đồn thổi đi xa những
chuyện lạ được chứng kiến.
Sau khi ông Tùng nhặt được "rùa thần" đã có hàng trăm người kéo đến xem
và quay phim chụp ảnh làm kỷ niệm.
Cuộc “giải mã” các chi tiết được cho là chữ Hán trên mai rùa đặc biệt
trở nên li kỳ.
Người đầu tiên tìm đến nhà ông Tùng là cụ Lê Khắc Tùng, cố đạo Quần thể
di tích lịch sử Quốc gia Thành Sơn Phòng Hàm Nghi Đền Trầm Lâm (xã Phú
Gia). Sau khi nghe tin đã xuống trực tiếp kiểm tra, thuê người chụp hình
để làm tư liệu nghiên cứu, cụ Tùng kết luận: “Con rùa này khác hẳn so
với hàng vạn con rùa khác. Hai chân trước và cổ dài hơn, không thu hình
khi người đụng vào. Leo ngược thành rất giỏi. Các hoa vân xum quanh mai
rùa khác thường, có những hình chữ Hán, chữ thánh phật. Trên mai là mặt
phẳng yên ngựa không khum lưng. Màu hồng sắc mận quân tựa thể như được
phủ mộ lớp đồng. Thái độ của nó như muốn nghe ngóng âm thanh của con
người phát ra”.
Cụ Chư cho biết, trên mai rùa có 4 chữ theo ký tự đầu đến cuối đuôi là:
Ứng-Mạc-Tắc-Hình. (chụp từ ảnh do cụ Tùng cung cấp)
Cụ Tùng chỉ giỏi chữ Nôm nên đã tìm đến cụ Trần Đình Chư – Trưởng ban Tế
tự quần thể di tích lịch sử Quốc gia Thành Sơn Phòng Hàm Nghi, Đền Trầm
Lâm - một người rất sành chữ Hán.
Trước sự chứng kiến của nhiều người ngay tại ngôi đền Trầm Lâm Hai cụ
trải chiếu ra giữa nền say sưa nghiên cứu. Sau mấy chục phút tỷ mỉ
nghiên cứu nhiều bức hình chụp lại, thậm chí dùng cả kính lúp trợ giúp
cụ Chư khẳng định, trên mai rùa có 4 chữ theo thứ tự từ đầu đến đuôi rùa
là: “Ứng – Mạc – Tắc - Hình”.
[You must be registered and logged in to see this link.]Cụ Chư giải thích: Ứng là ứng hiện, Mạc là chẳng, Tắc là làm, hình là
hình. Cụ khẳng định chắc như đinh đóng cột: “Ai bảo tôi đọc sai mấy chữ
đó trên mai rùa tôi chịu trách nhiệm”. Tuy nhiên, cụ cho biết: “Dịch
nghĩa như thế nào của 4 chữ trên cho thông suốt thì cần phải có các
chuyên gia, tôi chỉ biết đến như vậy”.
Cụ Lê Khắc Tùng cho biết thêm: "Sự việc này chúng tôi đã trình báo với
Trung tâm văn hoá huyện và đang chuẩn bị làm hồ sơ để gửi Sở và Bộ
VHTT&DL để tìm hiểu những nét văn hoá tâm linh ẩn chứa trong con rùa
và đề nghị với nhà nước cùng với các cụ nghiên cứu về con rùa này".