Làm đường sắt cao tốc vì chỉ số IQ
cao?!
Với 31 ý kiến phát biểu, chưa bao giờ đại biểu Quốc hội
lại có vẻ “chia rẽ” như khi thảo luận tại hội trường về dự án đường sắt
cao tốc Bắc-Nam ngày 8-6. Không khí thảo
luận căng thẳng đến mức ĐB Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng) phải “can gián”:
“Chúng ta cần hết sức bình tĩnh để lắng nghe ý kiến của nhau. Không khéo
chúng ta thảo luận, ông nào tán thành thì coi như chỉ số IQ cao, ông
không tán thành coi như chỉ số IQ thấp, đâm ra không hay”.Số ý kiến ủng hộ dự án đường sắt cao tốc (ĐSCT) Hà
Nội-TP.HCM ngang với số ý kiến phản đối và thường rơi vào các đại biểu
nơi có ĐSCT đi qua hoặc được Tổng Công ty Đường sắt mời đi tham quan
đường sắt các nước… Lạc quan… tếuĐứng về phía ủng hộ, đại biểu (ĐB) Trần Tiến Cảnh (Hà
Nam) dõng dạc: “Những nơi có chỉ số IQ cao thì nơi đó có ĐSCT như Nhật
Bản, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ý, Thụy Điển, Hà Lan, Anh, Hàn Quốc, Bỉ...
Brazil, Nga, Indonesia thì đang triển khai. Việt Nam ta cũng có chỉ số
IQ cao. Với tinh thần Việt Nam không còn là nước nghèo, với quyết tâm
chính trị của cả dân tộc, đề nghị Quốc hội tán thành chủ trương xây dựng
dự án trong kỳ họp này”.Cùng chung “bài ca”, ĐB Trần Văn Toàn (Vĩnh Phúc) nói
rằng ĐSCT với công nghệ hiện đại sẽ là biểu tượng cho một nền kinh tế
phát triển, một xã hội văn minh, Việt Nam cũng nên có một công trình như
thế. Đồng thời, cũng hạn chế các phương tiện cá nhân, hạn chế tai nạn,
ùn tắc giao thông.
Đại biểu Trần Tiến Cảnh (Hà Nam) phát biểu tại hội
trường. Ảnh: TTXVNLãng mạn hơn, ĐB Lương Phan Cừ (Dăk Nông) thì cho
rằng nước ta có bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam với hơn 3.000 km với khí
hậu ấm áp quanh năm, nhất là khu vực miền Trung với nhiều bãi biển xinh
đẹp. “Chúng như những nàng tiên đang ngủ mà chưa đánh thức dậy” - ông
Cừ ví von và nhận định khi ĐSCT chạy qua 20 tỉnh dọc theo đường biển
miền Trung, “các nàng tiên” sẽ được đánh thức, kho báu được khai thác.
“Tiềm năng du lịch sẽ góp phần phát triển một vùng đất khó khăn còn
nghèo khó và thúc đẩy phát triển ở các vùng trọng điểm kinh tế, xã hội ở
hai đầu đất nước” - ông Cừ nói.
ĐB Phan Xuân Dũng (Huế) còn lạc quan hơn: “Xi măng,
sắt thép đang dư thừa sẽ được dùng hết. Hàng ngàn lao động sẽ có việc
làm, không khí sẽ hồ hởi như thời sau giải phóng bắt tay làm đường sắt
Bắc-Nam”. ĐB Dũng còn kết thúc bằng câu hát hân hoan kể chuyện các chàng
trai, cô gái con cháu Bác Hồ đi mở đường…
“Tiền đâu”?Phản bác ý kiến của ĐB Trần Tiến Cảnh và ĐB Lương
Phan Cừ, GS Nguyễn Minh Thuyết nói: “Nếu nói các nơi có ĐSCT đều có chỉ
số IQ cao thì tôi xin nói thật với Quốc hội là chỉ số IQ của tôi hơi
thấp, cho nên chắc chắn tôi không tán thành dự án này. Còn ví von dự án
ĐSCT này sẽ “đánh thức nàng tiên ngủ trong rừng”, tôi thấy rất lãng mạn.
Nhưng tôi rất hồi hộp xem câu đầu tiên mà nàng tiên lúc mở mắt ra nói
gì. Chắc nàng sẽ hỏi: “Anh ơi, tiền đâu?”. Như thế rất nguy hiểm”.
Theo ông Thuyết, trong tờ trình Chính phủ cho rằng
tuyến đường quốc lộ 1 nâng cấp chủ yếu phục vụ vận tải nội vùng. Nhưng
thực tế đây là tuyến quan trọng, là xương sống của đất nước nên nếu chỉ
phát triển phục vụ cho vận tải nội vùng thì rõ ràng có vấn đề...
Trong khi đó, ĐB Sùng Thị Chư (Yên Bái) lại đề nghị
cả kỳ họp này và cả nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII chưa nên quyết định chủ
trương đầu tư dự án này. Lý do là mới chỉ có 11 nước trên thế giới làm
ĐSCT. Đa phần các nước làm từ 95 đến 417 km trong khi Việt Nam nghèo
nhưng “dám chơi” đến 1.750 km. Như thế là “mang về một công trình quá
đắt và gây gánh nặng cho đời con cháu mai sau sẽ phải trả”.
Cùng chung nỗi lo về vốn, ĐB Nguyễn Văn Thuận (Quảng
Nam) cho rằng muốn làm thì phải đi vay từ Nhật Bản, từ WB, ADB... Trong
khi cả WB và ADB đã từng cảnh báo Việt Nam “chớ leo cao ngã đau”. Đáng
chú ý là năm 2006, khi ta đặt vấn đề xây dựng ĐSCT thì thủ tướng Nhật
khi ấy là ông Abe không ủng hộ. Bây giờ họ muốn xuất khẩu công nghệ thì
lại ủng hộ. “Nói thật, khi tính toán trong các dự án chúng ta nói rất
hay nhưng thực tế không phải vậy. Như đường Hồ Chí Minh, không ít ĐB
Quốc hội đã nghe rằng sau khi hoàn thành dự án này thì đường sá tấp nập,
xe cộ đông vui lắm. Nhưng hiện nay thì sao?” - ông Thuận đặt câu hỏi.
Ông Thuận đề nghị dừng lại dự án này, đồng thời tập
trung nguồn lực giải quyết một cách triệt để vấn nạn giao thông ở Hà Nội
và TP.HCM, giải quyết bằng được đường bộ cao tốc Bắc-Nam, thậm chí xây
dựng đường trên cao để tránh mùa mưa lũ ở miền Trung, cải tạo đường sắt
khổ đôi 1,45 m chạy tới 200 km/giờ. “Tôi nghĩ đó là món quà rất quý dành
cho thế hệ sau” - ông nói.
Ủng hộ cũng mâu thuẫn
Trong số các ý kiến ủng hộ thì cũng có khá nhiều quan điểm khác nhau về việc lựa chọn các đoạn tuyến xây dựng. ĐB Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) đề nghị chỉ nên tập trung xây dựng thí điểm một đoạn ngắn khoảng 150 km (Hà Nội-Thanh Hóa) theo hình thức cuốn chiếu, sau đó tổng kết rút kinh nghiệm rồi mới tiến hành đoạn tiếp theo. Trong khi đó, ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) đề nghị làm trước đoạn TP.HCM-Nha Trang. Có ý kiến lại đề nghị nên làm thêm ĐSCT Cần Thơ-TP.HCM. ĐB Đặng Như Lợi (Cà Mau) cho rằng nên làm thử đoạn Hà Nội-Hải Phòng…
Thực trạng trên khiến ĐB Vũ Hoàng Hà (Bình Định) bức xúc: ĐB Thanh Hóa thì đề xuất làm Hà Nội-Thanh Hóa, ĐB Đà Nẵng thì nói ĐSCT phải qua Đà Nẵng… Ông Hà đưa ra quan điểm của mình là “trước mắt làm đoạn từ TP.HCM đến Nha Trang”. |
Thẩm định không khách quan
ĐB Nguyễn Minh Thuyết: Đọc tờ trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) thì tôi mới vỡ lẽ là hóa ra toàn bộ thành viên của hội đồng thẩm định nhà nước không có bất kỳ một chuyên gia nào về đường sắt! Trong hội đồng thẩm định ấy thì bộ trưởng Bộ KH&ĐT làm chủ tịch, thứ trưởng Bộ KH&ĐT là thành viên, thứ trưởng Bộ GTVT là thành viên - hai cơ quan trình dự án là chủ tịch và thành viên của hội đồng. Như thế tôi không hiểu có giống trường hợp nghiên cứu sinh lại trong thành viên hội đồng chấm luận án hay không, làm sao đảm bảo khách quan được.
Trong hội đồng thẩm định cấp nhà nước có hai đại diện là hai ủy ban của Quốc hội, trong đó có đồng chí chủ trì thẩm tra dự án này của Quốc hội. Bây giờ ông chủ trì thẩm tra đã bỏ phiếu thống nhất trong hội đồng thẩm định cấp nhà nước thì làm sao Quốc hội còn khách quan được nữa.
Ai dám nói không có tham nhũng?
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận: Tình trạng tham nhũng, lãng phí ở đất nước chúng ta đang là một vấn nạn. Có ai dám khẳng định rằng trong dự án này không có tham nhũng, lãng phí? Và nếu có thì bao nhiêu % trên 56 tỉ USD này rơi vào tình trạng tham nhũng, lãng phí, chúng ta có tính được chưa, có quyết được với Quốc hội không?
Tôi suy nghĩ mãi vì sao đất nước chúng ta trong nhiều chục năm nay đang có rất nhiều vấn đề nhưng chưa khi nào Chính phủ trình ra Quốc hội.
Vì sao các dự án kinh tế luôn được trình gấp, nay trình, mai quyết trong khi các dự án giáo dục thì ì ạch, phải chăng vì không “sinh lời”?
Làm càng sớm càng tốt
Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng: Với đặc điểm của một đất nước trải dài, mật độ dân số cao, trong đó 85% dân số phân bổ ở hai đầu Bắc-Nam, đóng góp trên 90% GDP cả nước, nhu cầu đi lại của hành khách đến năm 2025 đòi hỏi phải có loại hình vận tải mới, khối lượng vận tải lớn, an toàn và tốc độ cao.
Theo nghiên cứu của VITRANSS 2, đến năm 2030 nếu không có đường sắt cao tốc thì tổng năng lực của các loại phương thức vận tải trên hành lang Bắc-Nam chỉ đạt khoảng 138 triệu khách/năm (gồm cả đường ôtô cao tốc, đường sắt khổ hẹp…). Trong khi đó, nhu cầu đi lại là 195 triệu hành khách/năm, vượt năng lực của các loại hình vận tải 57 triệu hành khách/năm. Rất mong Quốc hội cho đầu tư sớm dự án này lúc nào tốt lúc đấy. |
THÀNH VĂN