baclieu mobi CT Mod Team BL
Tổng số bài gửi : 4481 Đã được cảm ơn : 244 Join date : 08/02/2010 Age : 47 Đến từ : vùng đất công tử _city | | Kết quả kiểm nghiệm chất lượng một số rượu ngoại “có vấn đề”, nhưng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP - Bộ Y tế) vẫn cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm để cho doanh nghiệp được nhập khẩu...Theo tiêu chuẩn quốc gia mới nhất về rượu mùi, hàm lượng aldehyde được phép có trong rượu là 20mg/lít ethanol 100O (viết tắt là mg/l). Thế nhưng Cục ATVSTP lại cho phép một số loại rượu có chất này gấp mấy chục lần tiêu chuẩn quốc gia được nhập khẩu vào VN.Độc chất gấp 39 lần cho phépKết quả kiểm nghiệm aldehyde của Viện Vệ sinh y tế công cộng (VSYTCC) TP.HCM cho thấy rượu brandy extra XO Leopold 39%vol (được xếp vào nhóm rượu mùi), do Công ty cổ phần Thực phẩm sản xuất và thương mại Sài Gòn 1 nhập khẩu, có hàm lượng aldehyde lên tới 230,15mg/l. So với tiêu chuẩn công bố của công ty là 140-180mg/l thì sản phẩm không đạt chất lượng nên viện này không cấp giấy xác nhận đạt chất lượng hàng nhập khẩu. Sau đó ngày20-10-2009, Công ty cổ phần Thực phẩm sản xuất và thương mại Sài Gòn 1 công bố lại tiêu chuẩn sản phẩm mới (công bố số 37) với chỉ tiêu aldehyde là 300mg/l, furfurol 30mg/l. Chỉ ba ngày sau, công ty này đã được Cục ATVSTP cấp chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm mới đồng ý với công bố này. Nhờ đó, loại rượu brandy extra XO Leopold 39%vol được nhập khẩu vào VN.Kết quả kiểm nghiệm nước cốt rượu brandy Solera Reserva 38% (Công ty cổ phần rượu Quốc tế, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương nhập khẩu) của Viện VSYTCC cũng phát hiện chất aldehyde là 286,81mg/l và không cấp giấy xác nhận đạt chất lượng hàng nhập khẩu. Sau đó, đơn vị nhập khẩu xin được giấy chứng nhận mới với chỉ tiêu aldehyde cho phép là 300mg/l để sản phẩm đạt yêu cầu.Từ tháng 12-2006, Cục ATVSTP đã cấp giấy chứng nhận cho rượu brandy extra XO Leopold được phép có chất aldehyde là 140-180mg/l theo công bố của Công ty cổ phần Thực phẩm sản xuất và thương mại Sài Gòn 1. Như vậy, Cục ATVSTP đã nới rộng chỉ tiêu aldehyde gấp 7-8 lần tiêu chuẩn VN. Thế nhưng khi rượu nhập về tiếp tục không đạt chất lượng về chỉ tiêu aldehyde mà chính doanh nghiệp đã công bố năm 2006, Cục ATVSTP lại cho nới rộng tiếp chất này lên 300mg/l, tức gấp 15 lần tiêu chuẩn VN.Với loại nước cốt rượu brandy Solera Reserva 38%, từ tháng 4-2007 Cục ATVSTP đã cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp cho phép có chất aldehyde là 80mg/l (gấp 4 lần tiêu chuẩn VN). Nếu quy đổi chỉ tiêu aldehyde từ rượu nguyên chất 100 độ sang rượu thành phẩm 39-40 độ mà doanh nghiệp nhập về thì trong lần cấp giấy chứng nhận mới, Cục ATVSTP đã cho phép chất aldehyde có trong các loại rượu và nước cốt rượu nói trên gấp gần 40 lần tiêu chuẩn VN để sản phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu!Công bố bao nhiêu được bấy nhiêu! Aldehyde có thể gây độc cho hệ thần kinh Một chuyên gia thực phẩm cho biết aldehyde là chất phát sinh trong quá trình sản xuất rượu. Rượu có độ cồn càng cao thì lượng aldehyde càng nhiều. Tuy nhiên, rượu càng để lâu thì hàm lượng aldehyde càng giảm. Vì vậy rượu sản xuất lâu năm luôn đắt tiền hơn loại mới sản xuất. Do đó nếu uống nhiều rượu có hàm lượng aldehyde cao có thể gây độc cho hệ thần kinh với triệu chứng nhức đầu, tim đập nhanh; uống thường xuyên có thể bị suy nhược thần kinh, rối loạn hành vi. | Còn nhiều loại rượu nhập khác không đảm bảo chất lượng đã lọt rào kiểm soát để vào VN. Điều này thể hiện rất rõ trong công văn ký ngày 13-11-2009 của Viện VSYTCC gửi Cục ATVSTP.Nội dung công văn viết: “Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu rượu ngoại có hàm lượng các chất độc hại (aldehyde, furfurol, methanol, rượu bậc cao) cao hơn tiêu chuẩn quốc gia quy định (TCVN 7043, TCVN 7044) nên viện không cấp giấy xác nhận đạt chất lượng hàng nhập khẩu. Sau đó các doanh nghiệp này công bố tiêu chuẩn cơ sở (có xác nhận của Cục ATVSTP), trong đó quy định những chỉ tiêu ATVSTP đã vượt quá tiêu chuẩn VN. Khi kiểm tra, kết quả kiểm nghiệm các chỉ tiêu độc hại cao hơn tiêu chuẩn cơ sở nên viện lại kết luận không đạt. Các trường hợp này, để được nhập khẩu, các doanh nghiệp nhanh chóng công bố lại tiêu chuẩn cơ sở mới (cũng có xác nhận của Cục ATVSTP) có các giới hạn chỉ tiêu không đạt rộng hơn tiêu chuẩn đang công bố mặc dù công bố này vẫn còn giá trị”.Công văn này còn có đoạn thể hiện sự “bất lực” của Viện VSYTCC: “Khi kết quả kiểm nghiệm các chỉ tiêu độc hại ra kết quả bao nhiêu thì các doanh nghiệp lại xin được công bố tiêu chuẩn cơ sở mới rộng hơn, nên các loại rượu có nhiễm bao nhiêu đều đạt yêu cầu nhập khẩu...”. Viện VSYTCC còn khẳng định: “Có rất nhiều trường hợp như thế, do đó công tác kiểm tra rượu ngoại nhập của viện không còn ý nghĩa là rào cản về mặt ATVSTP. Cho dù kết quả kiểm nghiệm như thế nào thì tất cả loại rượu đều được cho phép nhập dưới hình thức nới rộng thêm giới hạn cho phép hay bỏ hẳn các chỉ tiêu bị nhiễm trong tiêu chuẩn cơ sở mới. Viện rất quan ngại về mức độ ô nhiễm các chỉ tiêu độc hại của các loại rượu ngoại nhập cho người dân sử dụng như hiện nay”.Cuối tháng 1, khi nhiều doanh nghiệp đến Viện VSYTCC TP.HCM làm thủ tục kiểm tra chất lượng thực phẩm nhập khẩu thì thấy viện này dán thông báo (ký ngày 20-1): “Có nhiều khách hàng đến kiểm tra chất lượng thay đổi công bố nhiều lần, chậm trễ trong việc hoàn thành các thủ tục gây khó khăn trong việc kiểm tra”. Vì lý do này, Viện VSYTCC thông báo chỉ “xét các chỉ tiêu chất lượng của các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu dựa trên công bố có hiệu lực trong thời điểm khách hàng đăng ký kiểm tra, không chấp thuận các công bố có hiệu lực sau ngày ra kết quả kiểm nghiệm...”.Cục ATVSTP nói gì?Cục ATVSTP trả lời công văn của viện thế nào? Trả lời Tuổi Trẻ, Viện VSYTCC cho biết: “Do tiêu chuẩn VN chỉ quy định hàm lượng độc chất cho phép theo nhóm rượu (vang, trắng, mùi) mà chưa quy định chi tiết theo từng loại rượu, nên hầu hết các loại rượu ngoại khi nhập khẩu vào VN đều không đạt chất lượng. Tuy nhiên, mọi chuyện đã giải quyết xong lâu rồi. Cục thống nhất là sẽ ban hành tiêu chuẩn cụ thể về từng loại rượu...”.Ngày 4-2 tại Hà Nội, chúng tôi đã trực tiếp gặp cục trưởng Cục ATVSTP Nguyễn Công Khẩn và cục phó Hoàng Thủy Tiến hỏi về những vấn đề liên quan đến chất lượng rượu nhập khẩu. Trả lời câu hỏi vì sao Cục ATVSTP lại quá dễ dãi cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn cho nhập khẩu một số rượu ngoại có chỉ tiêu độc chất không đảm bảo chất lượng, ông Hoàng Thủy Tiến nói do khác nhau về bản chất cũng như quy trình sản xuất nên các tiêu chuẩn VN không áp dụng cho các loại rượu như whisky, brandy, cognac. VN cũng chưa có quy chuẩn kỹ thuật hay tiêu chuẩn đối với các loại rượu này.Ông Tiến còn cho rằng tiêu chuẩn của châu Âu (theo quy định của EC số 110/2008) chỉ quy định giới hạn tối đa hàm lượng methanol mà không quy định hàm lượng aldehyde và furfurol. Do vậy việc thẩm xét và cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm đối với các loại rượu như whisky, brandy, cognac, cục căn cứ theo tiêu chuẩn của châu Âu...Dù có nói gì đi nữa, việc công bố lại tiêu chuẩn của doanh nghiệp được thực hiện ngay sau khi có kết quả kiểm tra rượu không đạt chất lượng và lần công bố sau lại đi thụt lùi về chất lượng nhưng Cục ATVSTP vẫn cấp giấy chứng nhận mới là điều rất đáng suy nghĩ. Đó là chưa kể rất vô lý khi công bố lại tiêu chuẩn cơ sở, doanh nghiệp không chứng minh được nhà sản xuất có thay đổi thành phần, chỉ tiêu chủ yếu và giấy chứng nhận tiêu chuẩn chưa hết thời hạn ba năm theo quy định. |
|
baclieu mobi CT Mod Team BL
Tổng số bài gửi : 4481 Đã được cảm ơn : 244 Join date : 08/02/2010 Age : 47 Đến từ : vùng đất công tử _city | | chuyển qua uống bia các bác ơi |
|