baclieu mobi CT Mod Team BL
Tổng số bài gửi : 4481 Đã được cảm ơn : 244 Join date : 08/02/2010 Age : 47 Đến từ : vùng đất công tử _city | | Hôm qua 13.1, cơ quan chức năng của tỉnh Bình Định đã liên hệ với một số ngư dân để cùng vào cuộc săn bắt cá dữ cắn người tắm biển vừa qua ở TP Quy Nhơn. Sau 2 ngày tích cực tìm hiểu thực tế, các chuyên gia thuộc Viện Hải dương học (VNIO) có kết luận bước đầu liên quan đến vụ cá dữ tấn công người ở khu vực bờ biển Quy Nhơn. Cần bố trí các trạm cứu hộ dọc bờ biển
PGS-TS Võ Sĩ Tuấn, Phó viện trưởng VNIO cho biết: “Căn cứ vào dấu vết thương tích trên người các nạn nhân, thì không thể xác định được giống loài cụ thể. Song, sau khi so sánh, đối chiếu với tài liệu nghiên cứu, chúng tôi nhận định loại cá từng cắn người thuộc bộ cá nhám, tên khoa học Euselachii (hoặc Selachomorpha). Theo phản ánh của nhiều ngư dân, lâu nay họ vẫn thường xuyên đi săn bắt cá nhám (nhám xanh, nhám mập...) ở vùng biển Quy Nhơn, và chưa từng bị loại cá này tấn [You must be registered and logged in to see this link.]
công. Những vụ việc vừa qua là rất đột xuất. Loại cá này xuất hiện lúc thủy triều lên, nó theo con nước vào sát bờ, thời điểm lúc sáng sớm và chiều tối. Cá thể cá dữ ở khu vực này chỉ là đơn lẻ, có thể trong khi di chuyển, nó nhầm mồi nên cắn vào tay, chân người tắm biển và tạo thành thói quen. Về nguyên tắc, cá khi nhìn thấy người cũng sợ và thường lánh ra xa”.
Ngư dân Trần Văn Chạy trên chiếc thuyền cùng dụng cụ để câu cá mập -
Hiện ở bờ biển Quy Nhơn, bãi tắm và nơi neo đậu tàu thuyền đánh cá rất gần nhau, có đoạn tàu thuyền neo đậu ngay trước bãi tắm. Hoạt động của các tàu thuyền này đã thải chất tanh xuống biển, có thể lôi kéo một số loại cá dữ vào gần bờ tìm kiếm thức ăn. Dọc bờ biển khá dài nhưng hiện chưa có trạm cứu hộ. Ông Tuấn đề xuất: “Về lâu dài, để tránh trường hợp một vài cá thể cá dữ theo những đàn cá thông thường vào bờ, cần phải bố trí khu vực neo đậu tàu thuyền cách xa khu vực bãi tắm. Bên cạnh đó, việc bố trí các trạm cứu hộ dọc bờ biển là hết sức cần thiết để đảm bảo an toàn cho người tắm biển, nếu không may xảy ra tình huống bất trắc...”.
Ngư dân từng bắt được 4 con cá mập Trong một động thái khác, các cơ quan chức năng tỉnh Bình Định và TP Quy Nhơn đã liên hệ với ngư dân để cùng vào cuộc săn bắt cá đã gây ra các vụ cắn người. Xác định chính xác cá thể cá dữ đang ở điểm nào để vây bắt hiệu quả là việc hết sức khó khăn, vì vùng biển Quy Nhơn rộng hàng chục km2.
Ông Nguyễn Hữu Hào, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi
thủy sản tỉnh Bình Định, cho biết: “Chúng tôi sẽ thuê 2 tàu cá ở Quy Nhơn. Theo đó, cán bộ thủy sản và ngư dân có kinh nghiệm trong nghề đánh bắt cá sẽ tầm soát và tiến hành vây bắt, dự kiến kéo dài trong khoảng thời gian 5 ngày. Có 2 cách vây bắt đang được tính đến, đó là dùng câu giăng và giã cào đôi”.
Ngư dân Trần Văn Chạy (49 tuổi) và ngư dân Phạm Ngọc Dũng (36 tuổi, cùng ở Xóm Tiêu, P.Quang Trung, TP Quy Nhơn) được mời đến trụ sở Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bình Định bàn chuyện bắt cá. Ông Chạy hiện có thuyền và giàn câu, mà theo lời ông này, để câu cá mập. “Tôi hành nghề câu đã năm sáu năm nay, thường bắt đầu từ tháng giêng đến tháng 7 âm lịch. Do thuyền nhỏ nên chỉ đánh bắt cách bờ chừng vài trăm mét. Năm 2008, tôi bắt được 4 con cá mập, con nhỏ nhất là 25 kg, con to nhất nặng hơn 100 kg. Bộ vi cá bán được gần 2 triệu. Hiện thời tiết xấu, biển động, cá dạt ra xa nên rất khó bắt được nếu vây bắt gần bờ”, ông Chạy cho biết.
Sau khi ngành chức năng bố trí tàu sắt và ca-nô thường xuyên tuần tra bảo vệ dọc bờ biển Quy Nhơn, nhiều người dân và du khách đã phần nào yên tâm trở lại tắm biển...
pgs-ts vỏ sỉ tuấn: cho biết, trong liên bộ cá nhám, có nhiều bộ khác nhau, dưới mỗi bộ có nhiều họ khác nhau, dưới mỗi họ có nhiều giống loài khác nhau. Ví dụ trong bộ cá nhám thu, có loài cá mập trắng lớn (rất nguy hiểm ở vùng biển Đại Tây Dương). Trong liên bộ cá nhám ở vùng biển VN, có rất ít loài có khả năng tấn công người và hiện chưa ghi nhận trường hợp cá nhám ăn thịt người tại VN. Cũng có nhiều loài cá mập không gây hại đến con người, ví dụ như loài cá mập răng cong mũi to (Loxodon macrorhinus) phân bố ở vùng vịnh Bắc Bộ và biển Đông. |
|