[You must be registered and logged in to see this link.]Hơn 30 năm qua,
ngành công nghiệp di động đã phát triển và trưởng thành với tốc độ đáng
nể, chỉ thua kém “cơn lốc” Internet. Cùng nhìn lại những phát minh đã
biến những chiếc điện thoại “cục gạch” trở thành smartphone thanh mảnh
nhưng mạnh mẽ.
10. Nokia
7110 Nokia 7110 là chiếc điện thoại di động đầu
tiên được trang bị trình duyệt WAP. 7110 sở hữu những tính năng thú vị
và thực tế trong “thân hình” khá bảnh bao, bắt mắt.
9. Chế độ di động trên máy bay (airplane
mode) Chế độ “airplane mode”
cho phép điện thoại, các thiết bị 3G và Wi-Fi vô hiệu hóa để người dùng
có thể sử dụng các chức năng còn lại của máy, như giải trí. Chế độ này
giúp người dùng tiết kiệm pin và tránh “mất tiền oan” vì cước phí chuyển
vùng quốc tế khi đi du lịch.
8. iPhone
iPhone được vinh danh là phát minh của năm
2007.Về mặt tính năng, chiếc iPhone đầu tiên
không có gì đặc biệt vì không hỗ trợ kết nối 3G, thời lượng pin yếu. Tuy
nhiên, iPhone đã thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp di động với thiết
kế bắt mắt và giao diện người dùng ấn tượng.
Internet di động
(mobile Internet) đã xuất hiện từ nhiều năm nay nhưng iPhone mới là
thiết bị mở đầu cho trào lưu lướt web trên điện thoại.
Trong khi Nokia và RIM
sản xuất smartphone cho giới doanh nhân, iPhone là chiếc điện thoại
thông minh đầu tiên khuấy động thị trường người dùng cá nhân.
7. Máy quay video di động Điện thoại đã được
trang bị thêm tính năng quay video, cho phép người dùng ghi lại những
khoảnh khắc đáng nhớ hay có thể tạo những clip “cây nhà lá vườn” để
upload trên các trang web chia sẻ, như Youtube. Người dùng không cần
phải dùng một chiếc máy quay chuyên dụng, như camcorder để ghi lại những
giây phút quan trọng.
6. 3G 3G cho phép người dùng xem TV, kết nối
Internet.Tốc độ và các tính năng vượt trội của mạng
3G đã tăng thêm sức mạnh cho ngành công nghiệp di động. Thuở sơ khai, 3G
được quảng cáo sẽ đặt dấu chấm hết cho Internet di động nhưng đáng tiếc
công nghệ di động thứ 3 này không tạo ra một cuộc cách mạng như mọi
người vẫn nghĩ.
5. SMS Ban đầu, tin nhắn SMS
được xem như là một “đứa con rơi con rớt” của điện thoại và được dự báo
sẽ “chết yểu”. Tuy nhiên, không lâu sau SMS được xem như là một phần
không thể thiếu của người dùng di động. SMS có lợi thế mang lại những
cuộc giao tiếp lặng lẽ, không ồn ào. Khi đứng ở những nơi ồn ào hay đông
đúc, tin nhắn lại là cách duy nhất để giữ liên lạc với bạn bè. Và đôi
khi, để tế nhị, không làm gián đoạn các cuộc đàm thoại của những người
xung quanh, chúng ta sẽ cần đến tin nhắn SMS.
4. Hệ điều hành Symbian Symbian ra đời từ
quyết định phát triển một hệ điều hành chung cho các điện thoại do
Nokia, Motorola, Erisson và Psion khởi xướng. Với nền tảng chung này,
các hãng chỉ việc tập trung sản xuất điện thoại chứ không cần tạo ra
phần mềm để cạnh tranh với đối thủ.
Ban đầu, Psion đã có
công đóng góp rất lớn vào việc phát triển hệ điều hành này. Sau đó,
Nokia mua lại cổ phần từ các đối tác và “mở” toàn bộ mã code, Symbian
trở thành nền tảng mở.
3. ARM chipChip ARM là một trong những thành tựu lớn
nhất nhưng lại ít được biết đến nhất trong lịch sử ngành công nghệ. Ban
đầu, công ty Acorn Computer (Anh) đã thiết kế ARM như một con chip dành
cho máy tính để bàn. Tuy nhiên, ARM không thành công trên thị trường
này.
Ngày nay, chip ARM
được sử dụng rộng rãi trên thị trường di động. Apple ấn tượng với hệ
thống này đến nỗi “quả táo” đã mua lại nhà phát triển ARM và sử dụng nền
tảng này để tăng cường “sức mạnh” cho iPhone và máy tính bảng iPad.
2. Motorola DynaTAC
Phát minh vĩ đại của ngành công nghiệp di
động.
Điện thoại di động đã được thảo luận rất
nhiều trong suốt nhiều năm và cuối cùng Motorola DynaTAC là sản phẩm đầu
tiên ra đời năm 1983 được sự đón nhận nhiệt tình của người dùng. 20 năm
nhìn lại, chiếc điện thoại “cục gạch” này trở nên cồng kềnh và “tức
cười” trong mắt người dùng.
Giờ đây, điện thoại di
động dường như đã trở thành thiết bị không thể thiếu của người dùng.
1. GSM GMS là mạng di động
phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là ở châu Âu.
Thuở sơ khai, các mạng
di động đều có hệ thống viễn thông riêng của mình hoặc thuê của một
hãng khác. Và, tương thích là vấn đề lớn mà các hãng phải đối mặt thời
đó. Thế nên, năm 1987, 13 nước ở châu Âu đã “bắt tay” xây dựng chuẩn
mạng GSM để tạo ra một nền tảng chung cho các điện thoại di động.
Tuy nhiên, Mỹ đi theo
một con đường hoàn toàn khác. Cạnh tranh dường như là cách tốt nhất để
tìm ra mạng di động thống lĩnh và Qualcomm đã giành chiến thắng với mạng
CDMA..